Lịch sử Yazd

Cái tên của thành phố bắt nguồn từ Yazdegerd I, một nhà cai trị thời SassanidBa Tư. Thành phố chắc chắn là một trung tâm Hỏa giáo trong suốt thời kỳ này. Sau khi Ả Rập chinh phục Ba Tư, nhiều các tín đồ Hỏa giáo đã di cư từ các tỉnh lân cận đến Yazd. Bằng cách trả tiền, Hỏa giáo được phép có mặt tại thành phố kể cả sau khi nó bị chinh phục, còn Hồi giáo chỉ dần trở thành tôn giáo chiếm ưu thế trong thành phố.

Do vị trí xa xôi của nó và khó tiếp cận nên Yazd hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh lớn và nó cũng không chịu sự tàn phá nào đáng kể bởi chiến tranh. Ví dụ điển hình là Yazd là nơi trú ẩn của những người khác trước sự tàn phá của Các cuộc xâm lược của Mông Cổ tại những khu vực khác của Ba Tư. Năm 1272, Marco Polo đã đến thăm thành phố và nhận xét về ngành công nghiệp lụa tơ tằm của thành phố. Trong cuốn sách Marco Polo du ký, ông đã miêu tả về Yazd.

Yazd từng có thời gian ngắn là thủ đô của triều đại Muzaffarids vào thế kỷ 14 trước khi bị nhà Injuids dưới quyền Shaikh Abu Ishaq vô hiệu nó vào năm 1350-1351. Nhà thờ Hồi giáo Friday được cho là cột mốc kiến trúc lớn nhất của thành phố cũng như nhiều tòa nhà kiến trúc khác có vào thời kỳ này. Đến thời triều đại Qajar vào thế kỷ 18, nó được cai trị bởi Bakhtiari Khans.

Dưới sự cai trị của Nhà Safavid thế kỷ 16, một số người đã di cư từ Yazd tới định cư tại khu vực hiện nay là trên biên giới giữa Iran - Afghanistan. Khu định cư được đặt tên là Yazdi, thuộc thành phố Farah, thủ phủ của tỉnh Farah, Afghanistan. Ngay cả đến ngày nay, những người dân địa phương ở đây nói chuyện với giọng rất giống với người dân của Yazd. Một trong những điều đáng chú ý ở Yazd chính là văn hóa lấy gia đình là trung tâm. Theo số liệu thống kê của Cơ quan đăng ký hộ tịch quốc gia Iran thì Yazd là một trong ba thành phố có tỷ lệ ly hôn thấp nhất ở Iran.